Liên đội trường THCS Trần Bình Trọng phát động phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Xây dựng văn hoá ứng xử cho học sinh và Giáo dục chủ quyền Biển Đảo Tổ Quốc

Thứ sáu - 13/01/2023 23:43
Ngày 09/01/2023 Trường THCS Trần Bình Trọng phát động phong trào: Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Xây dựng văn hoá ứng xử cho học sinh và Giáo dục chủ quyền Biển Đảo Tổ Quốc đã thu hút gần 800 em học sinh tham gia.
1. Phong trào: Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ Dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” – những điều Bác Hồ dạy luôn là bài học quý giá, là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng luôn là nội dung được triển khai xuyên suốt trong công tác đội và phong trào thiếu nhi tại trường học.
Hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Trường THCS Trần Bình Trọng phát động cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” nhằm khơi dậy trong thiếu nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thông qua phong trào này, đội viên, thiếu nhi có thêm điều kiện để thi đua học tập, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, giúp các em nhận thức sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như vị trí, vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong thời kỳ mới.
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng chính là tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người đồng thời là tài sản vô giá đối với thế hệ măng non nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
2. Phong trào: “Xây dựng văn hoá ứng xử”
Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.
Như vậy: văn hóa ứng xử là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người, mỗi học sinh nói riêng và trong môi trường trường học nói chung. Các em học sinh chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, mỗi học sinh cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.
3. Phong trào “Giáo dục chủ quyền biển đảo Tổ Quốc”
Biển, đảo Việt Nam luôn là vấn đề được người dân cả nước đặc biệt quan tâm, bởi đây chính là một phần lãnh thổ của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó Trường THCS Trần Bình Trọng đã chú trọng, tăng cường triển khai có hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chủ quyền biển, đảo nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết, cảm thấy tự hào và có trách nhiệm đối với chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Với phương châm “Thầy tận tâm, trò tận lực” trong giảng dạy và học tập, giáo viên và học sinh Trường THCS Trần Bình Trọng luôn không ngừng phấn đấu, nỗ lực để đạt được những thành tích tốt. Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường còn đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác giáo dục cho học sinh phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, nhất là đối với chủ quyền biển, đảo.
Với mong muốn giúp học sinh hiểu và nắm bắt được kiến thức liên quan đến chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, nhà trường luôn tăng cường thực hiện tốt công tác tuyên truyền bằng cách lồng ghép một số nội dung về biển, đảo trong các tiết học chính khóa môn Lịch sử, giáo dục công dân, địa lý và các tiết hướng nghiệp ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ…. Từ đó, góp phần giáo dục cho học sinh có ý thức, trách nhiệm với chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Việc giáo dục học sinh các kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một việc có ý nghĩa thiết thực và cần được phát huy nhân rộng. Qua đó, góp phần giúp học sinh hiểu được sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước trong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo và có nhận thức đúng về biển, đảo. Đồng thời, nuôi dưỡng tình yêu quê hương, biển, đảo cho các em và nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của dân tộc.
          Một số hình ảnh






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay1,556
  • Tháng hiện tại26,110
  • Tổng lượt truy cập1,935,943
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây